UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG THCS MỸ ĐÌNH 1
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: /KH-THCSMĐ1
|
Nam Từ Liêm, ngày tháng năm 2018
|
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường THCS Mỹ Đình 1
Giai đoạn 2018 -2023 tầm nhìn 2028
Trường THCS Mỹ Đình 1 được thành lập ngày 30/6/2017 theo quyết định số 3871/QĐ-UBND của quận Nam Từ Liêm, nằm trên đường Trần Văn Lai, tổ dân phố số 3, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm. Trường THCS Mỹ Đình 1 thành lập trong bối cảnh khu vực phía Tây Hà Nội phát triển đô thị hóa mạnh mẽ, công cuộc phát triển công nghệ thông tin toàn cầu và trong nước hướng tới cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trường THCS Mỹ Đình 1 đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách, khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Thuận lợi nhất của nhà trường là nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Quận ủy, HĐND, UBND quận Nam Từ Liêm đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang, nằm trong khu đô thị The Manor sầm uất; Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường nhanh chóng hòa nhịp chung với giáo dục của quận; UBND phường Mỹ Đình 1 đã tạo mọi điều kiện để giúp nhà trường trong công tác tuyển sinh năm học mới. Mặc dù hiện nay thiết bị dạy học còn thiếu, nhưng về cơ bản vẫn bảo đảm cho hoạt động dạy học. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và thành phố Hà Nội.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018-2023, tầm nhìn 2028 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Trường THCS Mỹ Đình 1 sẽ thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của UBND quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018 – 2023 định hướng đến năm 2025 UBND quận Nam Từ Liêm. Trên cơ sở đơn vị đánh giá khảo sát chất lượng của học sinh địa phương và tình hình phát triển kinh tế của khu vực, nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Mỹ Đình 1 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục quận Nam Từ Liêm phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
I/ TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.
Trong năm học bắt đầu cho chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018 – 2023 định hướng đến năm 2030 được khởi đầu bằng những thuận lợi, thời cơ cũng như những khó khăn, thách thức
1. Điểm mạnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 37; trong đó: BGH: 1, giáo viên: 27 (17 biên chế, 10 hợp đồng), nhân viên: 9 (2 biên chế, 7 hợp đồng).
- Trình độ chuyên môn: 92% đạt chuẩn trở lên, trong đó 10.07 % trên chuẩn, 02 chưa đạt chuẩn
- Công tác tổ chức quản lý của Hiệu trưởng: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đa số tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình, nhạy bén trong công việc.
Trường Trung học cơ sở Mỹ Đình 1 xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, tâm huyết với nghề dạy học, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, có năng lực chuyên môn khá vững vàng, năng nổ nhiệt tình trong công việc, tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, đoàn kết gắn bó, thống nhất.
Chi bộ Đảng của gồm 10 đảng viên chiếm 29.7%. Chi bộ nhà trường và giữ vai trò lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức khác như: Công đoàn trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh được thành lập và hoạt động tích cực, Ban Đại diện cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chất lượng học sinh theo từng năm học, điểm chuẩn đầu vào của học sinh đầu cấp tương đối cao so với một số trường tạo nguồn.
Báo cáo qua bảng thống kê chất lượng học sinh thành tích của giáo viên với các nội dung:
+ Kết quả khảo sát chất lượng học sinh năm học 2017 -2018 như sau:
Hạnh kiểm
Khối
Lớp
|
TSHS
|
Tốt
|
Khá
|
Trung bình
|
Yếu
|
Không Xếp loại
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
6
|
161
|
158
|
98.14
|
3
|
1.86
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
7
|
92
|
85
|
92.39
|
7
|
7.61
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
8
|
70
|
65
|
92.86
|
5
|
7.14
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
9
|
42
|
39
|
92386
|
3
|
7.14
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Cộng:
|
365
|
347
|
95.07
|
18
|
4.93
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Học lực
Khối
Lớp
|
TSHS
|
Giỏi
|
Khá
|
Trung bình
|
Yếu
|
Kém
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
6
|
161
|
87
|
54.04
|
65
|
40.37
|
9
|
5.59
|
0
|
0
|
0
|
0
|
7
|
92
|
39
|
42.39
|
48
|
52.17
|
3
|
3.26
|
2
|
217
|
0
|
0
|
8
|
70
|
13
|
18.57
|
41
|
58.57
|
16
|
22.86
|
0
|
0
|
0
|
0
|
9
|
42
|
10
|
23.81
|
20
|
47.62
|
12
|
28.57
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Cộng:
|
365
|
149
|
40.82
|
174
|
47.67
|
40
|
10.96
|
0
|
0.55
|
0
|
0
|
+ Thành tích giáo viên
- 01 giáo viên giỏi cấp Thành phố.
- 04 CSTĐ cấp Cơ sở.
- SKKN: 08 Gv đã từng viết và đạt cấp Quận
- Giáo viên đạt giải ba cuộc thi Thiết kế bài giảng Elearning cấp Quốc Gia.
+ Cơ sở vật chất:
TT
|
Nội dung
|
Số liệu
|
TT
|
Nội dung
|
Số liệu
|
1
|
Diện tích khuôn viên
|
6.645 m2
|
18
|
Phòng ĐDDH
|
01
|
2
|
Diện tích sử dụng
|
5.138 m2
|
19
|
Phòng tin học
|
01
|
3
|
Diện tích sân chơi
|
1.507 m2
|
20
|
Phòng Thông tin điện tử
|
0
|
4
|
Số phòng học
|
24
|
21
|
Khu thể chất
|
01
|
5
|
Phòng học đúng chuẩn
|
24
|
22
|
Khu vực để xe
|
02
|
6
|
Phòng Chức năng
|
07
|
23
|
Khu WC
|
03 ( 18 phòng)
|
7
|
Phòng BGH
|
02
|
24
|
Kho chứa đồ
|
01
|
8
|
Phòng Công đoàn
|
01
|
25
|
Máy tính để bàn
|
46
|
9
|
Phòng HĐGD
|
01
|
26
|
Máy chiếu Projector
|
33
|
10
|
Phòng Đoàn – Đội
|
01
|
27
|
Máy chiếu vật thể
|
05
|
11
|
Phòng Kế toán, thủ quỹ
|
01
|
28
|
Bảng tương tác
|
05
|
12
|
Phòng Bảo vệ
|
01
|
29
|
Bảng khung nhôm từ
|
24
|
13
|
Phòng Truyền thống
|
01
|
30
|
Đàn Ocgan
|
18
|
14
|
Phòng hành chính (VP)
|
01
|
31
|
Ti vi
|
03
|
15
|
Phòng thư viện
|
01
|
32
|
Đầu đĩa
|
03
|
16
|
Phòng Y tế
|
01
|
33
|
Tủ
|
24
|
17
|
Phòng SH CM
|
01
|
34
|
|
|
2. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên kinh nghiệm còn ít, nhưng chưa chủ động dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm giảng dạy. Một số giáo viên hạn chế kĩ năng CNTT và kĩ năng sống.
- Chất lượng học sinh: Tỉ lệ học sinh yếu, kém còn cao, một số phụ huynh học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của ý thức tự học của học sinh,
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Trường mới thành lập và chưa được cấp kinh phí mua sắm. Vì vậy, nhà trường gặp khó khăn trong việc trang bị thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu dành cho giáo viên;
3. Thời cơ.
Được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, UBND quận Nam Từ Liêm, Phòng GD-ĐT quận, UBND phường Trung Văn.
Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
Đang nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.
4. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Các trường THCS ở khu vực quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy có chất lượng giáo dục cao, thu hút học sinh.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Công tác quản lý phải được đổi mới theo hướng kế hoạch hóa trong điều hành quản lý trong tất cả các hoạt động nhà trường
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
- Chủ động và kiên quyết đưa ra các giải pháp phù hợp với từng mốc thời gian, giai đoạn để tận dụng hết các thời cơ vượt qua những thách thức đưa Nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục.
II/ TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ VÀ SỨ MỆNH
1. Tầm nhìn.
Xây dựng ngôi trường THCS Mỹ Đình 1 thân thiện, kỷ cương, chất lượng tốt, mọi học sinh đều được tạo điều kiện học tập tốt nhất để học tập và phát triển toàn diện, xây dựng trường học hạnh phúc.
2. Sứ mệnh:
- Tạo môi trường giáo dục: Nề nếp – Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm
- Giáo dục học sinh phát triển toàn diện đạt chất lượng cao, quan tâm nhiều đến giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Vì một thế hệ trẻ ưu tú cho ngài mai. Đào tạo những thế hệ công dân tương lại đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của xã hội.
3. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường.
Hệ giá trị cốt lõi của học sinh THCS Mỹ Đình 1 hướng tới xây dựng học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, biết tôn trọng bản thân và mọi người, biết yêu thương sẻ chia, có năng lực sáng tạo và sẵn sàng hợp tác để thành công. Từ đó đào tạo những học sinh có phẩm chất, kiến thức, kĩ năng ngang tầm học sinh các nước tiên tiến trong khu vực, hòa nhập được với cộng đồng thế giới và trở thành công dân toàn cầu, có thể học tập và làm việc ở Việt Nam và các nước khác.
- Tình yêu quê hương đất nước
- Lòng tự trọng và khát vọng vươn lên
- Tinh thần đoàn kết và sự hợp tác, chia sẻ
- Tính trung thực và tinh thần trách nhiệm
- Tính tự chủ và sáng tạo để phát triển.
II/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
- Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu.
2.1. Nhà trường
- Đạt Danh hiệu tập thể lao động Xuất sắc.
- Nhận Bằng khen của Bộ giáo dục, UBND Thành phố.
2.2.Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- Giáo viên sử dụng thành thạo kĩ năng công nghệ thông tin.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin 100%
- Phấn đấu có 15 thạc sĩ , 100% cán bộ quản lý có trình độ Thạc sĩ về chuyên môn, quản lý giáo dục, có trình độ trung cấp về lý luận chính trị và hành chính.
- Phấn đấu 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ Đại học, khuyến khích, động viên giáo viên tự đi học lên thạc sĩ nâng cao trình độ chuyên môn chiếm 30%.
- Đạt giáo viên giỏi cấp Thành phố: 03; cấp Quận: 08; cấp trường: 50;
- Đạt SKKN cấp thành phố: 40; cấp quận: 60; cấp trường: 80;
2.3. Học sinh
- Qui mô: 32 lớp – 1340 học sinh.
Năm học
|
Số lớp
|
Số học sinh
|
Ghi chú
|
2018-2019
|
19
|
577
|
|
2019-2020
|
22
|
725
|
|
2020-2021
|
25
|
905
|
|
2021-2022
|
26
|
1056
|
|
2022-2023
|
28
|
1176
|
|
2023-2024
|
29
|
1242
|
|
2024-2025
|
30
|
1292
|
|
2025-2026
|
31
|
1300
|
|
2026-2027
|
32
|
1340
|
|
2027-2028
|
32
|
1340
|
Ổn định cho các năm tiếp theo
|
- Chất lượng học tập:
+ Trên 50% học lực giỏi
+ Tỷ lệ học sinh có học lực khá: 40%,
+ Tỷ lệ có học sinh trung bình: 10%
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu: 0% %
+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS : 100%
+ Thi đỗ các trường PTTH trên địa bàn: Đạt từ 95%.
+ Thi học sinh giỏi cấp (Quốc tê, quốc gia, cấp Thành phố, cấp Quận: 50 giải
+ Tỉ lệ học sinh đạt các giải thể thao cấp thành phố, cấp quận: 35
+ Học sinh đạt giải các cuộc thi: 35
+ Các giải kỳ thi học sinh giỏi khác phải ít nhất có giải từ khuyến khích trở lên
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 100% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện đạt 100%.
2.4. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc ngày càng hiện đại theo hướng mô hình trường học điện tử và trường học thông minh.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
IV/ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng năng lực và phẩm chất của học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Mở các hội nghị cấp trường về các chuyên đề như: ứng dụng CNTT trong dạy học, dạy học các môn học văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào, thử nghiệm dạy học bằng phương pháp trải nghiệm, định hướng đổi mới phương pháp dạy học ...
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa theo mô hình trường học điện tử. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.
Xây dựng kế hoạch các cuộc thi về CNTT: kho học liệu số, bài giảng E-learning,... cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi cấp Quận, cấp Thành phố, 80% cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính:
- Ngân sách Nhà nước.
- Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…”
- Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của Nhà trường
+ Nguồn lực vật chất:
- Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban Đại diện cha mẹ học sinh
6. Xây dựng thương hiệu:
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường qua thành tích của Nhà trường bằng cách tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đã đạt được thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các cuộc họp với UBND phường về các vấn đề có liên quan đến giáo dục.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường, bằng các hình thức:
+ Thành lập trang website, fanpage, youtobe của nhà trường giúp cho việc tuyên truyền các kế hoạch, kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi mọi người biết đến và cũng nhận được ý kiến tham gia của nhiều người
+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên trang web của trường
+ Quảng bá thương hiệu của nhà trường bằng cách tổ chức các nhóm dán, niêm yết các áp phích giới thiệu về hoạt động và thành tích của trường, thực hiện tốt: “Ba công khai”.
+ Tổ chức mời các bậc phụ huynh học sinh, các buổi giới thiệu về trường có kèm theo giới thiệu qua hình ảnh động qua trình chiếu, sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho phụ huynh học sinh.
+ Cập nhật mọi hoạt động của nhà trường lên Web trường, hệ thống phần mềm Enetviet, fanpage, Zalo để phụ huynh học sinh và xã hội tiếp cận nhanh chóng, kịp thời.
V/ TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2018 – 2023
- Giai đoạn 2: Từ năm 2023 - 2028
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch..
8. Đối với các tổ chức Đoàn TN, Đội TN, . . . phối hợp với chính quyền làm công tác tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt với đội viên, đoàn viên bằng những hình thức hoạt động phong phú, vui tươi, sôi nổi, cuốn hút mọi người tham gia, ủng hộ cho kế hoạch chiến lược của Nhà trường
VI/ KẾT LUẬN
Với kế hoạch phát triển trường học của trường THCS giai đoạn 2018-2023 và tầm nhìn năm 2028 là một quá trình hoạt động thể hiện chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Trong kế hoạch năm học, chiến lược được nhắc nhở, bàn bạc, điều chỉnh, thống nhất và đánh giá cụ thể từng mặt. Từng giai đoạn được cụ thể hoá qua chỉ tiêu phấn đấu hằng năm là sự minh chứng thành quả cố gắng khá cao của tập thể CBGV-CNV nhà trường.
VII/ KIẾN NGHỊ:
1) Về chuyên môn:
- Đối với Sở GD&ĐT:
+ Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên trong các năm học, chuyên đề cho CBGV trong dịp hè để giáo viên sớm tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên để giáo viên nhanh chóng là công dân toàn cầu hội nhập Quốc tế.
+ Tổ chức cho đơn vị được tham quan học tập ở các đơn vị trên địa bàn Thành phố Hà nội.
- Đối với Phòng GD-ĐT, phòng Nội vụ quận :
+ Bố trí nhân lực về trường đảm bảo theo cơ cấu môn học đáp ứng chương trình GDPT 2018, mang tính ổn định và lâu dài.
+ Có kế hoạch thanh kiểm tra và có hướng dẫn chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời về công tác tổ chức, quản lý, chuyên môn, cơ sở vật chất . . . cho nhà trường, giúp cho đơn vị vững vàng trong việc phát triển và nâng cao chất giáo dục theo hướng bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và của thế giới.
2) Về cơ sở vật chất:
Tham mưu với UBND quận bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại theo mô hình trường học điện tử.
|
|
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Phí Thị Thu Hương
|
|
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT quận;
- Các tổ CM;
- Đoàn TN;
- CĐCS;
- Lưu: VT;
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM